Học hỏi từ người chèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam sang bến đò hội nhập
Trong hai tuần vừa rồi, công ty Cổ phần VCS Việt Nam đã có những buổi xúc tiến hợp tác với rất nhiều đối tác trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Điều này đã chứng tỏ, Việt Nam đã và đang hội nhập rất sâu với bên ngoài để trở thành một đối tác được xem trọng trong mắt bạn bè khắp năm châu.
Những thành công nói trên mang dấu ấn sâu đậm của một người đã đặt nền móng cho sự hội nhập của kinh tế Việt Nam với thế giới. Đó chính là là bác Trương Đình Tuyển – cựu Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Việt nam, người mà tôi đã có cơ hội gặp mặt 5 năm trước.
Sự giản dị
Tôi gặp bác Tuyển tại khách sạn Sheraton- Mariot. Con người bác vẫn rất giản dị, với chiếc áo sơ mi đã cũ sờn mặc bên ngoài. Nhớ lại khi còn là Bộ trưởng, bác cũng ít diện comple, kể cả khi đón Thủ tướng về làm việc. Đức tính giản dị chính là một trong những điều làm tôi rất kính trọng bác. Và trên con đường phấn đấu cũng như khi đã trở thành một nhà lãnh đạo, tôi luôn cố gắng ăn mặc,giao tiếp, quan hệ và cư xử với mọi người một cách đúng mực. Ngoài ra tôi cũng luôn nhắc nhở các bạn trẻ nên ăn mặc thật phù hợp, đừng quá phô trương. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Đam mê sự học
Phẩm chất quý báu thứ hai mà tôi rất ấn tượng từ bác Trương Đình Tuyển chính là “sự học”. Tôi vẫn nhớ câu chuyện về chuyến bay từ Nam ra Huế của bác. Khi xuống máy bay, bác một tay xách cặp, một tay ôm vào ngực một tập dày tài liệu, báo. Hình như trên máy bay bác mải đọc tài liệu, đọc báo, nên khi máy bay dừng, bác quên sắp xếp vào cặp. Thấy đoàn Huế ra sân bay đón, chắc bác quên mất là mình đang ôm chồng tài liệu, liền giơ tay chào, thế là tài liệu bay tung toé khắp nơi. Ngồi họp, tay bác chống má, mắt lim dim như ngủ. Mặt bác hốc hác, phong trần. Nhưng khi có đại biểu nào đó nói ý gì đó “có vấn đề”, bác bật ngồi bật dậy, mở cuốn sổ trước mặt ghi ghi, rồi lại ngồi lim dim lắng nghe. Đến giờ nghỉ, bác lại tranh thủ đọc và đọc chăm chú từng phút một. Tấm gương của những người đi trước như bác, đã tiếp thêm động lực cho tôi để theo đuổi sự học. Và tôi luôn kiên định một điều: “con người có thể đi lên từ tay trắng, đứng dậy sau những vấp ngã nhưng không thể nào thành công thực sự nếu không sự học!”
Tinh thần tự chủ
Chính sự học đã giúp bác Tuyển có vốn kiến thức vững chắc cùng khả năng giải quyết vấn đề. Nhớ lại, ở một cuộc họp tại Quảng Trị, khi thấy giám đốc một doanh nghiệp đọc bản báo cáo viết sẵn, ông bỗng rời vị trí đến vỗ vai, ngắt lời:
Anh là giám đốc hay cán bộ công ty?”.
Giám đốc mặt tái mét, run như cầy sấy:
Dạ, báo cáo Bộ trưởng, em là giám đốc ạ!
Giám đốc sao không nhớ việc công ty mà phải đọc báo cáo viết sẵn. Đưa bản này cho nhà báo Ngô Minh. Tôi hỏi gì anh trả lời nấy, được không? Anh xem, tôi là Bộ trưởng, công việc cả ngành mà họp với các anh tôi có đọc bài viết sẵn bao giờ đâu!
Một câu chuyện khác là từ hồi bác làm Bí thư Nghệ An, mọi người đến phòng Bí thư của bác, thấy góc phòng có bếp ga, xoong nồi, chén bát thì đều ngạc nhiên hỏi: “Thế không có ai phục vụ cho anh à?”.
Bác Tuyển cười: “Làm sao phải có thêm một người phục vụ! Mình ăn được thì nấu được chứ”. Bác tự đạp xe đạp đi chợ mua thực phẩm về nấu lấy ăn. Nấu một bữa, ăn cả ngày.
Sự chủ động của vị cựu Bộ trưởng luôn nhắc nhở tôi:”Việc gì mình có thể làm được thì hãy cố gắng hết sức mà tự làm, đừng phụ thuộc vào người khác.” Vậy nên dù là người điều hành cao nhất ở công ty, mỗi buổi sáng của tôi bắt đầu bằng việc tự dọn dẹp văn phòng của mình, pha trà đón khách…và mỗi khi công ty có việc động đến chân tay thì tôi cũng luôn góp sức. Những việc đó tuy nhỏ những đem lại cho tôi một niềm vui lớn, khi tự tay làm công việc.
Muốn thành công phải biết nhìn xa, dám nghĩ và dám làm
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại tháng 7 năm 1997. Từ đây bác cùng chính phủ Việt Nam bắt đầu cuộc “chạy maraton” vào WTO. Năm 1995 dưới sự nhất trí của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tới trụ sở của WTO tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Bác Tuyển chính là “tư lệnh” Việt Nam trong 14 phiên trường kỳ đàm phán kéo dài 11 năm, trực tiếp là 8 năm 2 tháng và 26 ngày ròng rã, với trên 200 cuộc đàm phán và 28 đối tác đàm phán song phương của Việt Nam. Trong hành trình đó, sự đổi mới trong tư duy của vị “tư lệnh” đã giữ vai trò quan trọng và quyết định đến quá trình đàm phán này. Chính bác đã thẳng thắn nhận định rằng, Nghèo khó về tài chính không đáng sợ bằng nghèo khó trong tư duy, muốn hội nhập được với Quốc tế thì phải không ngừng học hỏi, tự trau dồi thêm hiểu biết và kinh nghiệm để nâng tầm tư duy lên vượt khỏi lũy tre làng.
Tinh thần đó chính là niềm cảm hứng để tôi đẩy mạnh văn hóa chia sẻ trong công ty mình. Là một người lãnh đạo, tôi luôn cố gắng dùng tinh hoa tri thức, trải nghiệm thực tế tổng hợp để chia sẻ với nhân viên. Và trong tập thể Công ty Cổ phần VCS Việt Nam, mỗi người đều đồng thời là một người thầy và người trò khi sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm với người khác. Văn hóa chia sẻ chính là một trong những “hạt nhân giá trị” của Công ty Cổ phần VCS Việt Nam.
http://vcsgroup.com.vn/gioi-thieu-ve-vcs-viet-nam
Tạo dựng niềm tin với con người
Ngay từ những bước đi đầu tiên của Công ty Cổ phần VCS, dưới vai trò của người sáng lập và lãnh đạo, tôi và toàn thể cán bộ nhân viên đã luôn nỗ lực để tạo ra giá trị xã hội của một thương hiệu Việt, thân thiện, giàu cảm mến. Để làm được như vậy, phải bắt đầu từ việc xây dựng niềm tin của con người. Ở đó, mỗi thành viên của công ty luôn phải: Tự trọng về nhân cách nghề nghiệp, tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp. Lãnh đạo công ty phải là tấm gương sáng cho nhân viên, là hình ảnh đại diện để xã hội nhìn vào có đánh giá tích cực.
Tinh thần “gương mẫu và trách nhiệm” mà tôi có được ngày hôm nay được góp sức không nhỏ từ những bậc cha anh đi trước. Trong đó có bác Tuyển – vị Lãnh đạo được nhân dân coi trọng vì sự thẳng thắn và liêm khiết. Từ sau khi gặp lại, nhiều câu chuyện về bác ở trong tôi như có dịp hồi sinh.
Câu chuyện thứ nhất kể về một chuyến bác Tuyển lên dự Đại hội Đảng bộ một huyện miền núi. Sau khi bầu bán xong, kết thúc hội nghị, huyện uỷ chiêu đãi rất thịnh soạn. Cuối bữa tiệc, bác hỏi Bí thư huyện uỷ: “Ông làm sao có nhiều tiền mà chiêu đãi nhiều người thịnh soạn thế này?”. Ông bí thư huyện tái mặt: “Dạ thưa anh, bốn năm năm mới có một lần”. Bác Tuyển nghiêm sắc mặt: “Tiền là tiền thuế của dân, miền núi lại nghèo, dân đang đói, ông không xót sao? Những lúc đi dự đại hội xã thì họp xong là bác về rất nhanh, vì ngại xã phải mời cơm. Rủ anh em cùng đi về dọc đường ăn quán. Khi ăn quán bác thường giành “quyền” trả tiền vì “Lương tôi cao hơn các cậu”.
Bác Tuyển rất yêu văn thơ, ông chăm chú nghe thơ anh em và say sưa đọc những bài thơ mới của mình cho đến tận khuya. Thơ bác rất tâm trạng và gửi gắm trong ấy rất nhiều tâm tư và tấm lòng của mình . Trong chuyến đi thăm lăng mộ Taj Mahal, Di sản thế giới ở Ấn Độ, bác có bài thơ “Viết ở lâu đài Batmahal”:
Bátmahan sừng sững giữa trời
Pho sử đá ghi cảnh đời nghịch lý
Vua khóc vợ xây đền đài kỳ vỹ
Tôi khóc người thợ đá
Đá ơi!